Rò luân nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Rò luân nhĩ

Tìm hiểu chung

Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh, khi vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ. Chỉ thường thấy ở một bên. Bệnh xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam. Lỗ rò đi sâu vào bên trong để bám vào sụn. Nhưng nếu chữa trị không đúng cách, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.

Rò luân nhĩ có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tai. Tỉ lệ rò 2 bên khoảng 25%. Đây không phải là bệnh ác tính và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Rò luân nhĩ đơn thuần không ảnh hưởng đến khả năng nghe.

Phần lớn rò luân nhĩ không gây triệu chứng khó chịu gì. Một số trường hợp có chảy dịch hôi qua lỗ dò, viêm nhiễm hay áp xe hóa (tụ mủ).


Triệu chứng thường gặp

Thông thường bệnh rò luân nhĩ không có triệu chứng nào ngoài việc xuất hiện 1 lỗ nhỏ trên tai. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có một vài biểu hiện sau:

  • Chỗ miệng ống rò có thể chảy dịch hôi;

  • Khi bị viêm nhiễm sẽ cảm thấy sưng ngứa, đau, đỏ, có mủ hoặc  tiết ra chất bã đậu màu trắng, hôi;

  • Chỗ rò phình ra một khối u phát triển chậm không đau.

Bệnh rò luân nhĩ không ảnh hưởng gì đến thính lực.

Nếu không kịp phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rò luân nhĩ sẽ gây ra một số biến chứng sau:

  • Áp xe rò luân nhĩ;

  • Viêm mô tế bào;

  • Nhiễm trùng;

  • Mất thẩm mỹ, để lại sẹo.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Vành tai người được hình thành từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Bệnh rõ luân nhĩ do bẩm sinh, do khe mang thứ nhất khép không hoàn toàn trong thời kỳ phôi thai. Đây là một bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể.

Đường rò là ống rất nhỏ, có miệng ở phía trước bên trên cửa tai, chui ngầm vào trong rễ vành tai. Lỗ rò có thể nông hoặc sâu, dài hoặc ngắn khác nhau (từ vài mm đến 3cm), có thể một nhánh hoặc nhiều nhánh.

Một giả thuyết khác của sự hình thành rò luân nhĩ là do trong quá trình phát triển của vành tai, ngoại bì bị cuộn vào trong hình thành đường rò.


Nguy cơ mắc phải

Rò luân nhĩ là bệnh lý bẩm sinh và một phần do di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ bé gái mắc thường cao hơn bé trai.

Yếu tố làm tăng nguy cơ rò luân nhĩ là do di truyền.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị rò luân nhĩ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh qua đường rò xuất hiện ở vùng tai, kiểm tra lỗ rò và tìm kiếm những dấu hiệu nhiễm trùng, viêm, u nang hoặc áp xe. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, như là:

  • Chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp như chụp CT, MRI;

  • Bác sĩ giúp phân biệt u nang và áp xe;

  • Thực hiện siêu âm thận, loại trừ hội chứng Branchio-Oto-Renal;

  • Thực hiện thính lực đồ , kiểm tra những biến dạng khác của tai ngoài.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Khi rò luân nhĩ không có tình trạng nhiễm khuẩn thì không cần điều trị gì, chỉ cần áp dụng các phương pháp chăm sóc và theo dõi đề phòng nhiễm trùng cho trẻ. Tuy nhiên cần phải điều trị ngay nếu trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng, hình thành ổ áp-xe ở đường rò luân nhĩ.

Việc điều trị rò luân nhĩ cần được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Bởi lẽ mỗi triệu chứng, bệnh lý của rò luân nhĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng. 

Khi lỗ rò có dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ như sưng đỏ, bác sĩ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau cho trẻ và vệ sinh tại vùng viêm đúng cách.

Với những trường hợp nặng như áp xe, bác sĩ chọc và hút dịch từ vùng nhiễm trùng nặng. Trong trường hợp áp xe không đáp ứng với kim hút, bắt buộc phải rạch và thoát mủ ra.

Trong các trường hợp viêm nhiễm tái lại nhiều lần, viêm nhiễm nặng hoặc có hình thành ổ áp-xe thì nên điều trị bằng phẫu thuật nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và biến chứng.

  • Trước khi phẫu thuật nếu như bệnh nhân đang viêm, hoặc có ổ áp-xe cần điều trị ổn định mới tiến hành phẫu thuật. Với phương pháp này, bác sĩ phải gây mê toàn thân và thực hiện phẫu thuật. 

  • Sau phẫu thuật trẻ nên chú ý nằm đầu cao khoảng 1 tuần và tránh để nước bẩn vào vùng phẫu thuật của trẻ, sử dụng thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bác sĩ có thể ra chỉ định mổ nhằm lấy bỏ toàn bộ đường rò luân nhĩ trong những trường hợp sau:

  • Các trường hợp rò luân nhĩ đã từng bị viêm tấy hoặc áp xe hóa trước đây.

  • Lỗ dò thỉnh thoảng có dịch tiết. Ở những trường hợp này mổ sớm lấy đường rò sẽ dễ dàng. Sẹo mổ nhỏ gọn hơn và sẽ biến mất khi trẻ lớn.

  • Không nên chờ bị viêm mới mổ vì ca mổ sẽ khó khăn, phức tạp do viêm nhiễm, áp xe. Khi đó sẹo mổ sẽ to và xấu. Đôi khi phản ứng viêm lan rộng có thể gây hoại tử vành tai, teo vành tai ảnh hưởng thẩm mỹ.

Những biến chứng có thể gặp của phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ là: 

  • Tổn thương động mạch thái dương nông. 

  • Chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, viêm sụn vành tai.

  • Những biến chứng này thường ít gặp.

Một vài trường hợp có thể tái phát sau phẫu thuật và cần mổ lại.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Rò luân nhĩ là một bệnh lý ở trẻ, là dị tật bẩm sinh và xuất hiện ngay từ bên trong thai kỳ chính vì thế rất khó để đưa ra một cách phòng bệnh về một biến đổi nhiễm sắc thể khi em bé còn trong bụng mẹ dạng bệnh bẩm sinh. Vì vậy việc phòng ngừa chủ yếu là ngăn ngừa viêm nhiễm vùng rò:

Chế độ sinh hoạt:

  • Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày vùng quanh mang tai, lỗ rò bằng nước sạch.

  • Không nên dùng tay bóp, nặn, sờ vào lỗ rò sẽ gây hiện tượng viêm, nhiễm.

  • Trong trường hợp dịch nhầy tiết ra ngoài lỗ rò, phụ huynh dùng bông thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau sạch.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Chưa có dữ liệu.

Chưa có dữ liệu về các phương pháp phòng ngừa.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.