Những dấu hiệu vết thương bị uốn ván cần lưu ý ngay
Nhận biết sớm dấu hiệu vết thương bị uốn ván có thể giúp bạn tránh khỏi các nguy cơ xấu. Nhất là khi uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy dấu hiệu vết thương bị uốn ván là gì và ta cần xử lý thế nào khi mắc phải bệnh?
Uốn ván khởi phát sau khi mắc chấn thương
Uốn ván có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đặc biệt, nha bào của bệnh còn có mặt ở khắp mọi nơi. Đơn cử như trong bụi, đất cát, phân bò, gia cầm, vết trầy, bỏng, phẫu thuật…
Một khi đã mắc phải, bệnh nhân sẽ nhận thấy các dấu hiệu vết thương bị uốn ván. Bởi bệnh lý này chỉ khởi phát sau khi mắc chấn thương. Thông thường thời gian khởi phát nằm trong khoảng từ 7 – 10 ngày.
Ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh uốn ván nguy hiểm này. Đặc biệt, đối tượng là trẻ sơ sinh thì hay bị uốn ván rốn. Và những phụ nữ sinh nở tại nhà, không nhận được sự chăm sóc y tế, hay người chưa tiêm ngừa bệnh là những đối tượng đáng lo ngại nhất.

Những dấu hiệu vết thương bị uốn ván
Dấu hiệu vết thương bị uốn ván thường khá đặc trưng. Tuy nhiên chúng ta không nên lơ là mà bỏ qua chúng. Bởi những biến chứng khôn lường có thể xảy đến nếu không được cấp cứu sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu vết thương bị uốn ván mà bạn cần lưu ý.
Có biểu hiện sốt nhẹ: Đây là triệu chứng rất phổ biến của bệnh. Và cơn sốt này thường xuất hiện khoảng 5 ngày sau khi phơi nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Cơ thể bị cứng cơ: Bạn sẽ thấy cứng ở vùng cổ, hàm và cả lưng.
Đau khắp người: Thường cơn cứng cơ sẽ dẫn tới cơn đau khắp cơ thể. Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh nhân còn ghi nhận cơn đau đầu xuất hiện.
Cơ thể ra mồ hôi và mất nước: Đây cũng là một trong các dấu hiệu vết thương bị uốn ván điển hình mà bạn cần để ý.
Thấy lượng nước tiểu ít đi, phân cứng: Cơn sốt xuất hiện hay dẫn đến tình trạng mất nước. Từ đó, lượng bài tiết nước tiểu cũng giảm đi đáng kể. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể đi ngoài ra phân cứng.
Tiểu và đại tiện thường xuyên: Lý do là bởi yếu cơ, nên người bệnh thường khó kiểm soát được bàng quang và ruột. Cuối cùng là dẫn tới tình trạng đại, tiểu tiện diễn ra thường xuyên.
Bị gãy xương: Tình trạng mắc uốn ván có nguy cơ làm yếu cơ, xương. Dẫn tới khiến bệnh nhân dễ bị gãy xương hơn.
Thấy nghẹt thở: Đây là dấu hiệu vết thương bị uốn ván giai đoạn cuối. Và nguy cơ cuối cùng có thể dẫn đến là suy hô hấp ở bệnh nhân.
Khóa hàm: Nếu bạn thấy dấu hiệu vết thương bị uốn ván này thì chứng tỏ bệnh đã đến giai đoạn cuối. Khóa hàm chỉ thường xuất hiện khi mà người bệnh không được chữa trị trong một khoảng thời gian dài.

Làm gì khi bị uốn ván?
Xử lý vết thương
Vậy là chúng ta đã biết được những dấu hiệu vết thương bị uốn ván. Tuy nhiên, ngay từ lúc bị thương bạn nên lưu ý xử lý ngay để tránh diễn tiến xấu hơn. Bởi trực khuẩn chỉ gây bệnh khi vết thương dập nát, do vật bị gỉ sét, bẩn… gây nên. Do đó khi có thương tổn, bạn cần xử lý ngay bằng cách giải phóng toàn bộ dị vật. Sau đó, bạn hãy rửa qua vùng bị thương bằng xà phòng nhiều lần, rồi lấy oxy già sát khuẩn. Cuối cùng, đừng quên đến cơ sở y tế để tiêm huyết thanh chống uốn ván. Đồng thời điều trị theo phác đồ của bác sĩ nếu có nguy cơ.
Đặc biệt, bạn cần nhớ không nên băng kín vết thương nhiều ngày và hãy nhớ vệ sinh, sát khuẩn vết thương thường xuyên.
Điều trị bệnh uốn ván
Việc điều trị uốn ván dựa trên nguyên tắc chính là diệt vi khuẩn, trung hòa các độc tố, ngăn cơ co cứng, theo dõi và hỗ trợ việc hô hấp của bệnh nhân. Người mắc uốn ván sẽ được nằm trong phòng bệnh yên tĩnh để được chăm sóc. Giám sát theo dõi tim phổi đều đặn và duy trì đường thở. Đồng thời bệnh nhân cũng phải hạn chế mọi kích thích.
- Dùng thuốc kháng sinh: Đây là phương thức giúp diệt tận gốc tế bào thực vật sản sinh ra độc tố. Bệnh nhân có thể được tiêm penicillin, metronidazole, hoặc clindamycin… Song song đó cũng cần điều trị đặc hiệu với chứng nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn khác.
- Thuốc kháng độc tố uốn ván: Loại thuốc này sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong, nhờ vào khả năng vô hiệu hóa độc tố trong máu và ở vết thương. Bệnh nhân nên tiêm liều thuốc này trước khi chữa vết thương.
- Kiểm soát những cơn co cứng của cơ thể: Bệnh nhân có thể được dùng diazepam để điều trị.
- Điều trị hỗ trợ: Người bệnh uốn ván có thể được thực hiện một số biện pháp điều trị hỗ trợ. Đơn cử như là vật lý trị liệu để tránh bị cứng cơ. Hoặc là mở khí quản (có thể kết hợp hoặc không với thở máy), theo dõi chức năng bàng quang, thận và ruột…
- Tiêm vaccine uốn ván để phòng bệnh chủ động: Mọi bệnh nhân đều cần tiêm chủng sau khi phục hồi uốn ván.

Bạn hãy nhớ rằng, bất cứ khi nào có dấu hiệu của uốn ván: miệng khó há, cứng cơ toàn thân, cứng hàm… thì hãy đến cơ sở y tế ngay. Bởi việc chẩn đoán sớm và chữa trị kịp thời là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tránh được các nguy hiểm có thể xảy đến.
Thụy Anh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.