Cách trị giời leo ở trẻ em ngay tại nhà theo phương pháp dân gian

Cách trị giời leo ở trẻ em ngay tại nhà theo phương pháp dân gian

Khi bé bị các bệnh ngoài da như giời leo thường rất khó chịu và quấy khóc. Bố mẹ học cách trị giời leo ở trẻ em để tự chữa an toàn cho bé ngay

Bệnh giời leo là một cách gọi dân gian để chỉ chung các loại bệnh viêm da dị ứng do tiếp xúc với nọc độc của côn trùng như con bọ giời, kiến ba khoang hoặc sâu ban miêu. Khi bị, trên da thường xuất hiện các vết rộp loang rộng do bị bỏng photpho hữu cơ. Do còn nhỏ tuổi nên các bé chưa thể nói hoặc không diễn tả chính xác cảm nhận của mình, vì vậy bố mẹ cần quan sát các biểu hiện bên ngoài từ đó có cách trị giời leo ở trẻ em cho phù hợp.

1. Biểu hiện của bệnh giời leo ở trẻ em

Cách trị giời leo ở trẻ em ngay tại nhà theo phương pháp dân gian 1Khi bị giời leo bé quấy khóc nhiều hơn bình thường

  • Từ 1 – 3 ngày đầu trên da bé nổi lên các mụn ban đỏ thành từng cụm. Nếu để ý sẽ thấy bé hay tự gãi hay cọ xát vào vùng da này hơn. Có những bé bị sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C.
  • Sau đó các mụn đỏ này phồng rộp lên chuyển dần sang màu trắng đục có nước mủ bên trong. Lúc này bé sẽ quấy khóc nhiều hơn, người mệt mỏi, khó chịu và dễ bỏ ăn.
  • Nếu không được chữa trị kịp thời thì khoảng 2 – 3 tuần các mụn nước sẽ tự vỡ và để lại sẹo.
  • Bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bố mẹ có thể sử dụng các bài thuốc từ Tây y, Đông y hay phương pháp dân gian để bệnh sớm thuyên giảm.

2. Cách trị giời leo ở trẻ em bằng phương pháp dân gian

Nếu trẻ còn quá nhỏ tuổi, không thể điều trị bằng thuốc khi bị giời leo, bố mẹ nên cân nhắc dùng các phương pháp dân gian để điều trị cho bé.

Bố mẹ ra tiệm bán mực tàu loại thường dùng để viết thư pháp mua về 1 – 2 mẫu mực ở dạng khô. Đem mài ra với nước cho đặc lại, càng sệt sệt càng tốt. Sau đó dùng mực này để bôi lên các mụn nước giời leo. Thường chỉ qua 1 đêm là những mụn này sẽ không lan ra nữa, từ từ khô lại và rất nhanh khỏi.

Lưu ý chỉ dùng cách trị giời leo ở trẻ em bằng mực tàu này ở giai đoạn 1 – 2 ngày đầu. Nếu các mảng da đã bị nổi rộp thành mụn nước hoặc vỡ loét ra thì không được dùng cách này.

Loại thuốc này được bày bán ở hầu hết các cửa hàng thuốc ở Việt Nam. Bố mẹ nên mua kèm với lọ nước muối sinh lý, gạc y tế, bông gòn. Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da của bé khi có hiện tượng bị giời leo bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng tăm bông chấm nhẹ thuốc xanh lên các hạt mụn chưa thành bóng nước.

Cách trị giời leo ở trẻ em ngay tại nhà theo phương pháp dân gian 2Cách trị giời leo ở trẻ em bằng nha đam giúp da bé dịu nhẹ

Nha đam thường được chị em phụ nữ dùng để chăm sóc da. Ngoài ra nó cũng được dùng như cách trị giời leo ở trẻ em rất hiệu quả. Nha đam có khả năng giúp làn da mỏng manh của bé giảm đau, nóng rát.

Mẹ mua nha đam về, chọn những cây tươi cánh lá dày, đem rửa thật sạch rồi ngâm vào trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó cắt mỏng cho vào túi nilon đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh.

Khi dùng cắt bỏ hết phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ lấy phần thịt màu trắng trong suốt bên trong. Đắp kín lên vùng da đang bị mụn của bé, để yên như thế trong 20 phút. Với những bé quá hiếu động không chịu ngồi yên thì mẹ đợi con ngủ rồi mới đắp. Chỉ cần đắp khoảng 2 lần mỗi ngày trong vài ngày đầu là đủ.

Cách trị giời leo ở trẻ em ngay tại nhà theo phương pháp dân gian 3Không dùng cách trị giời leo ở trẻ bằng nước tỏi với những bé sơ sinh

Giã nhuyễn vài tép tỏi, ép lấy nước rồi dùng bông gòn thấm đều lên bề mặt mụn nước. Bôi khoảng 3 – 4 lần/ngày, trước khi bôi mẹ nhớ vệ sinh vùng da bằng nước muối sinh lý. Chỉ nên sử dụng các loại tỏi được trồng ở Việt Nam và áp dụng cách trị giời leo ở trẻ em này với những bé đã lớn một chút vì cách này hơi đau rát da.

Trong thời gian bé bị bệnh, bố mẹ vẫn nên vệ sinh cơ thể cho bé thường xuyên. Lúc mụn nước phồng rộp và vỡ loét ra cần trông chừng bé cẩn thận, tránh để dây sang vùng da lành bên cạnh. Tạm thời hạn chế cho bé tiếp xúc với anh chị em trong nhà để đề phòng lây bệnh. Cho bé uống nhiều nước hơn nhất là các loại nước hoa quả, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng.

Huyền Trang

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.